Cho thuê tài chính
Tầng 1, 2 Tòa nhà số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa , Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
7:30 - 17:30
Thứ 2-Thứ 6
  • Tiếng Việt
  • English
13 Th10 2016

SACOMBANK-SBL | CHÚC MỪNG NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM

Nhân dịp ngày doanh nhân Việt Nam, kính chúc quý anh / chị doanh chủ và doanh nhân cùng quý công ty kinh doanh ngày càng phát đạt và thịnh vượng hơn.

Cảm ơn quý anh/chị đã cùng đồng hành với công ty Sacombank-SBL trong suốt thời gian qua và luôn mong được tiếp tục hỗ trợ anh/chị cho những dự án tương lai thêm thành công vang dội.

Chúc quý anh/chị mạnh khoẻ và nhiều niềm vui trong hôm nay.

Chúc cho quan hệ đối tác của chúng ta luôn được lâu dài và bền vững,

Trân trọng,

Công ty Cho Thuê Tài Chính Sacombank-SBL

22 Th7 2016

CHO THUÊ TÀI CHÍNH SACOMBANK-SBL ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP TỰ TIN HỘI NHẬP TPP VÀ AEC

Cho thuê tài chính (CTTC)  là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác giữa bên cho thuê (Công ty Cho thuê tài chính) với bên thuê (Khách hàng). Bên cho thuê mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê như thoả thuận nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê khi hết thời hạn thuê với giá tượng trưng sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng.

Công ty CTTC Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank–SBL) là công ty CTTC đầu tiên trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập vào năm 2006 với mục tiêu cùng đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp. Thừa hưởng thương hiệu và mạng lưới của Ngân hàng mẹ Sacombank, Sacombank-SBL đã khẳng định uy tín với hệ thống khách hàng trải rộng ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, và với giải thưởng Thương mại Dịch vụ Việt Nam (Vietnam Top Trade Services Awards). Đồng thời, Sacombank–SBL cũng nhận được sự tín nhiệm từ các Tổ chức tài chính nước ngoài như Công ty Phát triển Tài chính Hà Lan (FMO), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ đầu tư hỗ trợ các nước đang phát triển Na Uy (NORFUND),…để có thêm nguồn tài chính với chi phí hợp lý để mở rộng quy mô cho thuê tài chính đến với các doanh nghiệp.

Ngoài nhiều lợi thế về tỷ lệ tài trợ cao, lãi suất cạnh tranh, thủ tục đơn giản và không cần tài sản đảm bảo, với dịch vụ chuyên nghiệp vì sự hài lòng của khách hàng, Sacombank–SBL còn mang lại lợi ích thiết thực khác như chiết khấu về giá, về thời hạn thanh toán hay chính sách bảo hành khi là đối tác của rất nhiều nhà cung cấp có uy tín về Máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển. Đồng thời, đội ngũ chuyên viên tư vấn kỹ thuật của Sacombank–SBL luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí về công nghệ, giá và quảng bá thông tin cho khách hàng trên website của Công ty.

Trên thế giới, hoạt động Cho Thuê Tài Chính được sử dụng tại hơn 80 quốc gia, trong đó chiếm hơn 75% là các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Ý và Nga để tạo ra nhiều giá trị cho thương hiệu cũng như sử dụng vốn tái đầu tư cho các lĩnh vực quan trọng khác. Ở Việt Nam, loại hình này xuất hiện từ năm 1997 với sự tham gia của 13 Công ty, đã và đang hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong việc đầu tư đổi mới tài sản cố định và tài trợ tín dụng dài hạn với chi phí hợp lý.

Kinh tế Việt Nam đã đi qua năm 2015 với những tín hiệu kinh tế tích cực, xếp hạng năng lực cạnh tranh và niềm tin của Doanh nghiệp. Đặc biệt, với việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương FTA và Hiệp định TPP, các Doanh nghiệp Việt Nam sẽ chính thức tham gia khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với 800 triệu dân, chiếm tới 40% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu và 30% kim ngạch thương mại. Chúng ta có nhiều tín hiệu tốt để kỳ vọng nền kinh tế sẽ khởi sắc rực rõ hơn trong giai đoạn 2016 – 2020.

Cánh của của cơ hội và cũng là thách thức đã mở ra với các doanh nghiệp Việt Nam khi chúng ta sẽ cùng cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài trong một thị trường rộng lớn. Là đối tác đồng hành tin cậy, Sacombank–SBL sẵn sàng chung tay với doanh nghiệp để giải quyết bài toán về vốn đầu tư trên mọi các lĩnh vực. Đồng thời, để hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí vốn, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hội nhập, Sacombank–SBL đang áp dụng chương trình ưu đãi về lãi suất cho các Doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 14/03/2016.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank–SBL)

230 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.6, Q.3, Tp.Hồ Chí Minh.

Hotline: 08. 3932.6820 – Fax: 08.3932.6819

Website: www.sacombankleasing.com

Chi nhánh Hà Nội

60A Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q.Đống Đa.

Điện thoại: 04.3259.5393 – Fax: 04. 3259.5394

 

22 Th7 2016

Có nên cho thuê tài chính bằng ngoại tệ?

Các công ty CTTC cho rằng, quy định các công ty CTTC được cấp tín dụng bằng ngoại tệ là nhằm tuân thủ Luật các TCTD 2010 và các quy định về cấp tín dụng bằng ngoại tệ của các TCTD.

Tham gia góp ý Dự thảo hướng dẫn hoạt động của công ty cho thuê tài chính (CTTC) vừa được NHNN đưa ra lấy ý kiến lần 3, các công ty CTTC đều băn khoăn về Điều 4, với nội dung: Các giao dịch CTTC, mua và cho thuê lại, cho vay bổ sung vốn lưu động, cho thuê vận hành của công ty CTTC được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Trước đó, có ý kiến cho rằng, vì mục đích giảm thiểu rủi ro tỷ giá, Dự thảo thông tư không quy định việc CTTC bằng ngoại tệ.Tuy nhiên, Tổng giám đốc Leasing VILC Kim Byung Sun đề nghị, Dự thảo thông tư không nên hạn chế các công ty CTTC thực hiện hoạt động CTTC bằng ngoại tệ. Bởi theo định nghĩa tại Điều 3.1 của Dự thảo thông tư, “CTTC là hoạt động cấp tín dụng trung hạn và dài hạn trên cơ sở hợp đồng CTTC giữa Bên thuê và Bên cho thuê…”. Hiện nay, NHNN vẫn cho phép các NHTM cấp tín dụng bằng ngoại tệ cho khách hàng có nguồn thu ngoại tệ hợp pháp. Vì vậy, việc lấy lý do “giảm thiểu rủi ro tỷ giá…” để không cho phép các công ty CTTC thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng qua hình thức CTTC bằng ngoại tệ nên được cân nhắc hợp lý.

Còn theo quan điểm của Vietcombank Leasing, quy định này có thể hạn chế khả năng các công ty CTTC đa dạng hóa dịch vụ của mình để cung ứng cho khách hàng, giảm thiểu lợi thế cạnh tranh của hoạt động CTTC đối với các sản phẩm cho vay trung dài hạn của các NHTM, công ty tài chính, mặc dù đều được quy định chung là hoạt động cấp tín dụng trung và dài hạn. Quy định này cũng tạo sự khác biệt trong dịch vụ của các TCTD là NHTM và công ty CTTC trong việc cung ứng sản phẩm cho vay ngắn hạn đối với khách hàng.

Thêm vào đó, Leasing VILC phân tích, thực tế cho thấy việc CTTC bằng ngoại tệ cho khách hàng có nguồn thu ngoại tệ hợp pháp không tạo ra bất kỳ “rủi ro tỷ giá” nào, vì khách hàng nhận nợ bằng ngoại tệ và trả nợ gốc, lãi bằng nguồn thu ngoại tệ hợp pháp của họ. Hơn nữa, đối với khách hàng có nguồn thu ngoại tệ hợp pháp, việc thuê tài chính bằng ngoại tệ sẽ giúp họ giảm được chi phí vốn đầu vào do lãi suất vay bằng ngoại tệ thấp hơn lãi suất vay VND. Nhờ đó, họ có thể giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Hơn nữa, theo Luật Các TCTD 2010, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được cấp Giấy phép chỉ được tiến hành hoạt động khi có bộ phận quản lý rủi ro. Như vậy, “rủi ro tỷ giá” không hề phụ thuộc vào việc CTTC bằng ngoại tệ mà là trách nhiệm và năng lực quản trị rủi ro của từng công ty CTTC.

Cùng quan điểm này, Ông Lưu Huỳnh – Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV CTTC Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL) phân tích, nếu sau khi huy động được vốn bằng ngoại tệ, các công ty CTTC lại phải chuyển đổi thành VND để CTTC thì rủi ro về tỷ giá lại càng cao hơn. Mặt khác, việc tìm kiếm và huy động vốn bằng ngoại tệ là rất khó khăn, nếu huy động được từ các tổ chức nước ngoài thì đây là một nỗ lực rất lớn của các công ty CTTC trong việc tìm kiếm nguồn vốn giá rẻ, có thể cạnh tranh được với các NHTM và góp phần giúp cho các DN tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ này.

Với những lập luận trên, các công ty CTTC cho rằng, quy định các công ty CTTC được cấp tín dụng bằng ngoại tệ là nhằm tuân thủ Luật các TCTD 2010 và các quy định về cấp tín dụng bằng ngoại tệ của các TCTD tại Việt Nam, cũng như kế thừa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về CTTC. ACB Leasing đề xuất: “Các giao dịch mua và cho thuê lại, cho vay bổ sung vốn lưu động, cho thuê vận hành của công ty CTTC, công ty tài chính được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Đối với các giao dịch CTTC có thể được thực hiện bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ theo quy định pháp luật”.

Theo Minh Ngọc

Thời báo ngân hàng

Nguồn tham khảo: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/co-nen-cho-thue-tai-chinh-bang-ngoai-te-201308211345220635.chn

15 Th7 2016

4 ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT KHI THUÊ TÀI CHÍNH

Khi thị trường tài chính Việt Nam chưa thật sự phát triển thì vấn đề về vốn cho hoạt động của doanh nghiệp luôn là một bài toán làm đau đầu các nhà quản trị.

Thực tế cho thấy việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp sản xuất là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh hội nhập để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Phần lớn các trang thiết bị của nhiều doanh nghiệp đã lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước tiên tiến. Song muôn thuở nan giải vẫn là câu hỏi: lấy vốn ở đâu? Hiện nay lượng vốn dài hạn đầu tư cho các dự án này ở các doanh nghiệp Việt Nam là hết sức khiêm tốn. Kênh tài trợ quen thuộc vẫn là đi vay ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới ra đời không có đủ tài sản đảm bảo cũng như uy tín thì việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng quả là khó khăn. Trong những trường hợp như vậy, đi thuê tài chính có thể là một giải pháp tối ưu.

Vậy thật ra thuê tài chính khác gì với thuê thông thường mà nó lại có khả năng là một kênh tín dụng hữu hiệu cho doanh nghiệp?

Chúng ta biết rằng khi doanh nghiệp cần mua sắm trang thiết bị sản xuất có thể sử dụng hình thức thuê tài sản. Nếu hợp đồng thuê tài sản gần như kéo dài suốt vòng đời hữu ích của nó và không thể hủy ngang hoặc chỉ được hủy ngang khi doanh nghiệp đã bồi thường thỏa đáng cho bên cho thuê thì gọi là thuê tài chính. Ngược lại, thuê tài sản trong thời gian ngắn, và có thể hủy ngang tùy theo ý muốn chủ quan của doanh nghiệp đi thuê gọi là thuê hoạt động (thuê thông thường).

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì một giao dịch được gọi là thuê tài chính phải thoả mãn một trong những điều kiện:

– Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên.

– Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại;

– Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê;

– Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng

Do đó cho thuê tài chính thực ra là một hình thức cấp tín dụng. Khi một hợp đồng thuê tài chính được ký kết, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được cấp một khoản vốn. Khoản vốn này có được do doanh nghiệp không phải bỏ tiền ra mua tài sản mà vẫn có tài sản sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì đáng lẽ ra, có thể doanh nghiệp đã phải đi vay một số vốn tương đương giá trị tài sản trong hợp đồng thuê trả cho công ty cho thuê tài chính bao gồm cả vốn gốc và lãi.

CÁC HÌNH THỨC CỦA THUÊ TÀI CHÍNH

Nếu máy móc, trang thiết bị do chính doanh nghiệp lựa chọn và thỏa thuận với công ty cho thuê để mua tài sản đúng nhãn hàng mình cần thì hình thức đó gọi là thuê trực tiếp. Ngoài ra, thuê tài chính còn có một hình thức khá phổ biến trong lĩnh vực bất động sản nữa là hình thức bán rồi thuê lại (Sale and lease back). Công ty cho thuê tài chính sẽ mua tài sản của doanh nghiệp, trả cho doanh nghiệp một khoản tiền mặt rồi cho doanh nghiệp thuê lại tài sản đó. Thuê tài sản mua bằng vốn vay (Leverage lease) cũng là một hình thức thuê tài chính khác dễ bắt gặp. Trong hình thức này có sự tham gia của 3 bên: bên đi thuê, bên cho thuê và nhà cho vay. Ở đây, nghĩa vụ của doanh nghiệp đi thuê không có gì thay đổi, chỉ khác là bên cho thuê đã sử dụng hợp đồng cho thuê để thế chấp cho nhà cho vay nhằm đảm bảo cho một khoản vay nào đó.

Trên thế giới cho thuê tài chính đã xuất hiện từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ từ những năm 60 của thế kỷ trước. Các sản phẩm cho thuê tài chính ngày càng đa dạng, từ máy fax, máy photocopy cho đến xe tải, máy bay, tàu thủy… Tập đoàn IBM tại Mỹ còn cho thuê cả máy vi tính. Việt Nam Airlines cũng đã thuê máy bay của TEAC, AirFrance,…

Ở Việt Nam, hoạt động này có mặt từ năm 1995 sau quyết định số 149/QĐ – NH5 ngày 17/5/1995 của NHNNVN. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động cho thuê tài chính trong những năm gần đây bước đầu cho thấy được ưu điểm nổi trội của kênh tín dụng này đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP

Thông thường đối với các khoản vốn vay trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại luôn đòi hỏi tài sản đảm bảo (thế chấp hoặc cầm cố) và chỉ cho vay tối đa là 80% tổng chi phí thực hiện dự án, nhưng với kênh cho thuê tài chính, doanh nghiệp chẳng những không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà còn có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư. Lãi suất hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên.

Kênh tín dụng này cũng cho phép doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, cũng như mẫu mã chủng loại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình.

Ngoài ra nếu doanh nghiệp đã lỡ đầu tư mua tài sản mà thiếu vốn lưu động thì vẫn có thể bán lại cho công ty cho thuê tài chính và sau đó công ty sẽ cho doanh nghiệp thuê lại. Như vậy doanh nghiệp vừa có vốn lưu động cho hoạt động sản xuất  kinh doanh mà vẫn được sử dụng tài sản.

Kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua lại tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại.

Bên cạnh đó một ưu điểm vô cùng quan trọng nữa của hình thức cho thuê tài chính đó là lợi ích được hưởng từ tấm chắn thuế. Tài sản cho thuê tài chính vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên bên cho thuê được phép khấu hao tài sản đó, làm giảm thuế thu nhập phải nộp. Mặt khác, bên đi thuê phải trả chi phí thuê, chi phí đó được khấu trừ trước thuế nên cũng làm giảm thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp. Như vậy cả hai doanh nghiệp đều nhận được lợi ích từ tấm chắn thuế.

Qua những nét phác họa cơ bản trên, kênh tín dụng cho thuê tài chính có thể là một sự lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi có nhu cầu. Một đôi điều doanh nghiệp cần biết khi tiếp cận với hình thức tín dụng này là :

ĐIỀU KIỆN THUÊ TÀI CHÍNH

Doanh nghiệp phải có dự án thuê tài chính khả thi, tình hình tài chính lành mạnh, và có khả năng tài chính để tham gia vào dự án thuê.

DANH MỤC HỒ SƠ THUÊ TÀI CHÍNH

A. Hồ sơ pháp lý của người đại diện theo pháp luật và của công ty.

B. Hồ sơ tài chính

1. Báo cáo tài chính của 3 năm và Quý gần nhất đến thời điểm thuê tài chính

Bảng cân đối kế toán

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng lưu chuyển tiền tệ

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

2. Hợp đồng kinh tế có liên quan

3. Chi tiết khoản phải thu, khoản phải trả, hàng tồn kho

4. Tờ khai VAT

5. Danh mục tài sản cố định (nguyên giá, thời gian khấu hao, khấu hao trong năm, giá trị còn lại)

C. Hồ sơ thuê tài chính

1. Hợp đồng mua bán tài sản

2. Hóa đơn

3. Giấy đề nghị thuê tài chính

4. Thông tin về tài sản thuê tài chính và nhà cung cấp.

*Lưu ý: Danh mục hồ sơ trên mang tính chất tham khảo

Nguồn tham khảo: trang web của Saga – http://www.saga.vn/4-dieu-doanh-nghiep-can-biet-khi-thue-tai-chinh~34456

24 Th5 2016

Những câu nói truyền cảm hứng của Tổng thống Mỹ Barack Obama

Trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống của mình, Tổng thống Obama đã có vô số bài phát biểu và bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được sự uyên bác cũng như được tiếp thêm nguồn cảm hứng từ những câu nói dung dị của ông.

Tổng thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên của Hoa Kỳ, Barack Obama, đă làm những điều mà có lẽ chỉ là giấc mơ đối với hàng tỉ người trên trái đất này. Từ một người có xuất thân rất đỗi bình thường, nhờ trí thông minh, sự siêng năng và chí hướng ông đã vươn lên trở thành một trong những người quyền lực nhất thế giới. Ông đã được lựa chọn là tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ. Vị tổng thống lần thứ 44 của Mỹ còn là một trong những tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất.

Trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống của mình, Tổng thống Obama đã có vô số bài phát biểu và bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được sự uyên bác cũng như được tiếp thêm nguồn cảm hứng từ những câu nói dung dị của ông.

“Thay đổi sẽ không đến nếu chúng ta trông chờ vào người khác, hoặc nếu chúng ta chờ lúc khác. Chúng ta chính là người chúng ta có thể trông chờ. Chúng ta là thay đổi mà chúng ta tìm kiếm.”

“Cách tốt nhất để không cảm thấy vô vọng là đứng dậy và làm cái gì đó. Đừng chờ đợi những gì tốt đẹp ngẫu nhiên đến với bạn. Nếu bạn đi ra ngoài và làm một vài việc gì đó tốt, bạn làm cho thế giới này tràn đầy hy vọng cũng như tiếp thêm hy vọng cho chính mình.”

“Tiền bạc không phải là câu trả lời duy nhất song nó tạo nên sự khác biệt.”

“Nhạo báng là một hình thức xin lỗi trí khôn.”

“Chúng ta cần phải tiếp tục công việc của những người phụ nữ thế hệ trước để bảo đảm cho con cái chúng ta không phải kìm hãm mơ ước, để không có gì cản trở chúng thành đạt và không còn những nóc nhà bị đổ vỡ.”

“Điều làm nên giá trị người đàn ông không chỉ là khả năng có con mà là khả năng nuôi dậy chúng.”

“Nếu bạn đi đúng đường và bạn muốn tiếp tục đi, chắc chắn bạn sẽ tiến lên.”

” Chúng ta có nghĩa vụ và trách nhiệm đầu tư vào sinh viên và trường học. Chúng ta cần phải bảo đảm rằng những người có trình độ, có hoài bão và ý chí chứ không phải tiền bạc có thể nhận được nền giáo dục tốt nhất có thể.

nhung-cau-noi-truyen-cam-hung-cua-tong-thong-my-barack-obama (2)

“Bạn không thể để thất bại định hình mình. Bạn phải để thất bại dạy mình.”

“Một dân tộc không thể quản lý các nguồn năng lượng của mình tốt thì cũng không thể kiểm soát được tương lai của mình”

“Không thể lượng thứ cho sự không cố gắng”.

“Tôi nghĩ có lẽ giáo dục không làm nhiều điều tốt cho chúng ta trừ phi nó được trộn với mồ hôi.”

“Thành công của nền kinh tế luôn phụ thuộc không chỉ vào quy mô GDP mà còn vào việc đạt được sự thịnh vượng và khả năng đem đến cơ hội cho bất kỳ con người có ý chí nào.”

“Chúng ta sống trong một thế giới mà kỹ năng giá trị nhất mà bạn có thể bán được là kiến thức.”

“ Chấm dứt chiến tranh khó hơn là bắt đầu chiến tranh.”

“Điều tôi muốn nói với người kế nhiệm mình là điều quan trọng không phải là bắn mà ngắm bắn.”

Nguồn http://cafef.vn/

24 Th5 2016

Sacombank triển khai dịch vụ thanh toán vé lữ hành trả sau

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS)  vừa triển khai dịch vụ Thanh toán vé lữ hành trả sau dành cho khách hàng đặt vé máy bay của VietJet Air tại www.vietjetair.com; vé tàu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam VNR tại www.dsvn.vn và chọn hình thức thanh toán trả sau (Paylater).

napas.jpg

Theo đó, sau khi đặt vé và chọn phương thức thanh toán trả sau, hệ thống của các hãng lữ hành này sẽ gửi Mã đặt chỗ đến email mà khách hàng đăng ký để xác nhận giao dịch đặt chỗ trực tuyến thành công. Trong thời gian giữ chỗ, khách hàng thực hiện thanh toán vé đã đặt qua Internet Banking của Sacombank để hoàn tất đặt vé. Số tiền khách hàng thanh toán là tổng số tiền của mã đặt chỗ và phí thanh toán trả sau theo quy định của hãng lữ hành. Khách hàng có thể áp dụng hình thức này để giữ chỗ, đặc biệt trong các dịp cao điểm như lễ, tết hoặc các đợt vé siêu khuyến mãi từ các hãng lữ hành. Thời gian giữ chỗ lên đến tối đa 23 tiếng tùy theo quy định của từng hãng lữ hành trong từng thời kỳ.
Với tiện ích Ngân hàng điện tử, việc thanh toán vé lữ hành của khách hàng sẽ được thực hiện nhanh chóng. Đặc biệt, Sacombank hiện đang ưu đãi miễn phí thanh toán trả sau cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ này.
24 Th5 2016

Chính sách tiền tệ đang được nới lỏng?

NHNN đang đẩy mạnh cung tiền ra nền kinh tế, hay nói cách khác, chính sách tiền tệ của NHNN đang được nới lỏng mạnh mẽ trong năm nay, đặc biệt là so với năm 2015.

Tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại đang tăng tốc mạnh trong những tháng gần đây. Theo Tổng cục thống kê, nếu như đến 21/3, tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 1,54% so với cuối năm 2015 (cùng kỳ năm trước tăng 1,25%), thì đến 20/4, tăng trưởng tín dụng đã vọt lên mức gần gấp đôi, 2,99%, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư trình Chính phủ.

Trước thực tế này, một số người cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Nhưng cũng có người phản đối, cho rằng chưa có biểu hiệu nào chứng tỏ chính sách tiền tệ của NHNN đang được nới lỏng. Ví dụ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc vẫn giữ nguyên, không hề kéo xuống thấp trong vài năm nay; tái cấp vốn cũng có liều lượng, cung ứng vốn qua các công cụ của NHNN không có biểu hiện của việc nới lỏng chính sách.

Nhưng nhìn vào số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê về cung tiền M2, hay còn gọi là tổng phương tiện thanh toán, đến thời điểm 21/3/2016, M2 tăng 3,08% so với cuối năm 2015 (cùng kỳ năm trước tăng 2,09%). Một tháng sau, tính đến ngày 20/4, M2 đã tăng vọt lên 4,54% so với tháng 12/2015 (cùng kỳ năm 2015 là 2,57%), cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Như vậy, rõ ràng NHNN đang đẩy mạnh cung tiền ra nền kinh tế, hay nói cách khác, chính sách tiền tệ của NHNN đang được nới lỏng mạnh mẽ trong năm nay, đặc biệt là so với năm 2015.

Nhưng đến đây nẩy sinh ra một vấn đề, tại sao, theo như dư luận nhìn nhận từ thực tế nhiều ngân hàng đã tham gia cuộc đua tăng lãi suất huy động, mặt bằng lãi suất đang có xu hướng tăng lên, bất chấp thực tế là NHNN đã và đang nới lỏng mạnh chính sách tiền tệ, gia tăng cung tiền?

Trước tiên, nhìn vào bảng số liệu dưới đây của NHNN về diễn biến lãi suất huy động và cho vay trong 2 tháng qua so với cuối năm 2015, có thể thấy ngoại trừ lãi suất cho vay liên ngân hàng có biến động tương đối đáng kể (nhưng không theo chiều hướng tăng lên hay giảm đi rõ rệt), các lãi suất huy động và cho vay phổ biến của ngân hàng thương mại rất ổn định trong mấy tháng qua so với cuối năm 2015. Nếu giả sử những số liệu thống kê này của NHNN là chính xác và đáng tin cậy thì có thể khẳng định rằng chuyện lãi suất đang bị áp lực gia tăng nếu có xảy ra thì chỉ là mang tính cục bộ, ngắn hạn, chứ không thành xu hướng rõ rệt, có khả năng kéo dài.

Nhưng nếu đúng như vậy thì sẽ có người đặt vấn đề ngược lại là, nếu thực sự NHNN đang nới lỏng mạnh chính sách tiền tệ để gia tăng cung tiền thì tại sao lãi suất huy động và cho vay phổ biến của các ngân hàng thương mại lại không thể hiện xu hướng đi xuống như lẽ ra phải thế?

Lý do đơn giản cho vấn đề này là thực tế thì tăng trưởng tín dụng cũng đã tăng nhanh và mạnh. Như trên đã cho thấy, không chỉ tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 mà cả tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng đã gia tăng mạnh trong mấy tháng đầu năm nay so với cuối năm 2015. Nói các khác, gia tăng cung tiền đã và đang được thực hiện bám sát tốc độ và mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong những tháng qua và có lẽ là cả thời gian tới với mục đích ổn định và, tham vọng hơn, tiến tới giảm dần lãi suất cho vay trung dài hạn.

Cũng sẽ có người đặt câu hỏi, tại sao tăng trưởng cung tiền M2 có tốc độ gia tăng lớn hơn đáng kể so với tăng trưởng tín dụng mà mặt bằng lãi suất lại không có dấu hiệu suy giảm?

Có thể trả lời câu hỏi này từ thực tế là mặc dù các ngân hàng cũng đã và đang đạt được mức tăng trưởng huy động cao hơn tăng trưởng tín dụng cho vay (ví dụ, tính đến 21/3, tăng trưởng huy động đạt 2,26% so với cuối năm 2015, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ là 1,54%), nhưng các ngân hàng thương mại luôn phải giữ lại một phần vốn huy động để giải quyết các nhu cầu nội tại như cân đối nguồn vốn, dự phòng và giải quyết nợ xấu, dự phòng rủi ro, và cho các mục đích đầu tư, kinh doanh …

Như vậy, mặc dù chính sách tiền tệ đang được nới lỏng, nhưng lượng tiền cung ứng gia tăng này không đi hết vào nền kinh tế thông qua kênh tín dụng của ngân hàng thương mại mà được các ngân hàng huy động và giữ lại một phần để đáp ứng các nhu cầu nội tại, từ đó làm nảy sinh chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng cung tiền (cũng như tốc độ tăng trưởng huy động) và tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại.

Từ phân tích trên, điều có thể rút ra là để các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay thì một trong những điều kiện tiên quyết là NHNN phải tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh hơn nữa để gia tăng cung tiền nhằm hậu thuẫn cho các ngân hàng thương mại tăng cường huy động với lãi suất thấp hơn để cho vay cũng với lãi suất thấp hơn. Đương nhiên, rủi ro cho việc này là lạm phát sẽ gia tăng trở lại. Vì lạm phát mục tiêu năm nay đã được xác định ở mức 5% trong khi lạm phát thực tế 5 tháng đầu năm nay đã ở mức ước tính gần 2% nên dư địa để NHNN tăng mạnh hơn nữa cung tiền sẽ không còn nhiều, không thể mạo hiểm.

Do đó, có nhiều khả năng NHNN sẽ giữ nguyên tốc độ và nhịp gia tăng cung tiền như hiện tại cho đến hết năm để tiếp tục ổn định mặt bằng lãi suất (chứ không hy vọng là giảm đi), và đây cũng đã là một thành công khi họ phải “căng mình” giữa 2 mục tiêu mâu thuẫn là, một mặt, gia tăng cung tiền nhằm gia tăng tăng trưởng tín dụng để đạt tốc độ tăng trưởng GDP năm nay cao hơn năm 2015, mặt khác, phải kiềm chế lạm phát trong phạm vi mục tiêu 5%.

Nguồn http://cafef.vn/

24 Th5 2016

Dịch vụ cho thuê kho bãi của Sacombank-SBA

  • Với hệ thống kho bãi, nhà xưởng hàng trăm ngàn mét vuông, thuận lợi giao thông đường bộ lẫn đường thủy, nằm dọc Quốc lộ 1A, từ Trạm 2 (Tp. HCM) về đến Bến Lức (Long An) phù hợp cho việc sản xuất, gia công, chế biến, lưu trữ và phân phối các loại hàng hóa.
  • Đối tượng khách hàng : các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có nhu cầu thuê kho bãi để chứa hàng hóa, nhà xưởng để sản xuất.
  • Thanh toán : theo thỏa thuận.
  • Giá cho thuê theo hoặc theo tấn, theo giá thị trường đồng thời tùy thuộc loại hàng hóa cất giữ, diện tích, thời gian thuê, có quản lý hàng hóa hay không,… Chưa bao gồm chi phí bốc xếp, điện, nước…

Đặc điểm :

  • Kho sạch đẹp, nền khô ráo, hệ thống thông gió tốt.
  • Lối vào thuận tiện, chịu tải tốt; Bãi thoáng, rộng.
  • Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh: điện 3 pha, nước đầy đủ, hệ thống PCCC đạt tiêu chuẩn.
  • Đội ngũ bảo vệ kho/ thủ kho chuyên nghiệp.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH MTV Quản Lý Nợ & Khai Thác Tài Sản NHSG Thương Tín
Lầu 11, Tòa Nhà 266-268

Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P8, Q3, Tp.HCM.

Nghiệp vụ Nhân viên liên hệ Điện thoại Email
+ Kho bãi Mr Tuấn Anh 0939.333.696 anhnt-sba@sacombank.com
+ Kho bãi Mr Tưởng 0909.741.397 tuongvg-sba@sacombank.com
24 Th5 2016

Huy động vàng trong dân, nên chăng?

Hiệp hội Kinh doanh vàng VN vừa gửi kiến nghị thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia để góp phần huy động vàng hiệu quả. Các chuyên gia nói gì về kiến nghị này?

Theo lý giải của Hiệp hội Kinh doanh vàng VN thì thông qua Sở giao dịch vàng quốc gia, Nhà nước có thể phát hành chứng chỉ vàng hoặc trái phiếu vàng để huy động vàng trong dân.

Lưu động hóa số vàng trong dân

Trao đổi với TTO, ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN, cho biết hiệp hội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, nghiên cứu và nếu được chấp thuận về mặt chủ trương thì những vấn đề về kỹ thuật tiến hành sẽ tiếp tục được đề xuất, bàn bạc thêm.

“Việc thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia cũng chỉ nhằm mục đích lưu động hóa số vàng trong dân, hoàn toàn không vì mục đích buôn bán số lượng lớn vàng miếng, vàng cục… để vàng hóa hoặc làm mất giá trị thị trường” – ông Nguyễn Thành Long chia sẻ.

Trong kiến nghị, Hiệp hội Kinh doanh vàng VN cho biết Sở giao dịch vàng quốc gia cũng sẽ góp phần giảm bớt nhu cầu giao dịch vàng vật chất, giảm đáng kể lượng ngoại tệ để nhập khẩu vàng, loại bỏ những loại hình giao dịch vàng bất hợp pháp (sàn vàng chui), giảm thiểu tình trạng xuất, nhập lậu vàng qua biên giới, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế của các tổ chức, cá nhân giao dịch vàng; cơ quan chức năng có thể giám sát, quản lý được lượng giao dịch vàng để điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Đặc biệt, thông qua Sở giao dịch vàng, các doanh nghiệp có thể mua vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thay vì nhập khẩu, góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước…

Không nên mở rộng đối tượng tham gia

TS kinh tế Nguyễn Minh Phong đánh giá việc thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia là cần thiết nhưng phải tính đến các điều kiện, tác động cụ thể, đảm bảo việc vận hành thành công.

Những vấn đề cần lưu ý, theo TS Nguyễn Minh Phong là xu hướng, luật quốc tế và các công cụ chống rủi ro.

Mặt khác, ông Phong cho rằng không nên mở rộng việc tham gia cho tất cả các đối tượng.

“Chỉ nên cho những nhóm, đơn vị, ngân hàng được cấp phép, đủ năng lực, uy tín kinh doanh vàng (đặc biệt là vàng quốc tế) như Ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng lớn tham gia vào sàn giao dịch. Hình thức huy động cũng cần được nghiên cứu kỹ để đảm bảo sự an toàn cho nguồn vốn của người dân” – TS Nguyễn Minh Phong nói.

Về vấn đề giảm thiểu rủi ro, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng cần có những chính sách về bảo hiểm, bảo đảm, “nếu không có thể sẽ vét rỗng kho vàng của dân hoặc khi kinh doanh thua lỗ thì người dân phải chịu” – ông Phong lưu ý.

Một vấn đề khác là việc huy động vàng chỉ nên hướng tới một số nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm, cụ thể, không nên xem như một hoạt động mua bán theo kiểu đầu cơ vì sẽ làm lệch đi mục đích thành lập ban đầu.

Hãy tạo kênh đầu tư hiệu quả

Lý giải vì sao người dân lại mua và trữ một lượng vàng đến 500 tấn như con số mà Hiệp hội Kinh doanh vàng VN nêu ra trong bản kiến nghị, TS chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh kể ra hai lý do.

Thứ nhất, người dân do lắng lạm phát sẽ làm đồng tiền mất giá. Thứ hai, người dân chưa tìm ra kênh đầu tư nào hiệu quả, an toàn nên phải mua vàng và cất trữ, dù biết đó là “vàng chết” – tức là chỉ găm giữ tài sản ở đó, không phát sinh lợi do nhiều yếu tố trong nước lẫn quốc tế.

TS, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nói: “Vấn đề không phải là huy động vàng trong dân, vấn đề là làm sao để người dân không tập trung vào vàng. Huy động vàng trong dân có thể kéo theo những hệ lụy khác. Nếu chúng ta cứ trao cho vàng chức năng như một loại tiền tệ hay công cụ tài chính thì có thể sẽ lại quay về tình trạng vàng hóa nền kinh tế”.

Theo TS Vũ Đình Ánh, điều cần làm là tạo ra một môi trường đầu tư để thay vì mua vàng, người dân sẽ đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận, làm tài sản sinh sôi nảy nở thông qua các kênh đầu tư khác.

“Lựa chọn hình thức nào thì lựa chọn, mục tiêu quan trọng vẫn là làm sao để người dân có kênh đầu tư hiệu quả hơn việc tích trữ vàng. Từ đó, họ sẽ không tích trữ vàng mà sử dụng nguồn lực tiền tệ của mình cho các mục tiêu đầu tư, phát triển, sinh lợi kể cả trực tiếp hay gián tiếp” – TS Vũ Đình Ánh nói.

Với những mục tiêu đã nói, TS Vũ Đình Ánh cho rằng thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia là không cần thiết.

Nguồn: http://cafef.vn/

24 Th5 2016

Ngân hàng cho vay đảo nợ: Tù mù, rủi ro

Việc cho vay đảo nợ (cho vay nợ mới để trả nợ cũ) rất rủi ro nếu cho vay đảo nợ không đúng quy định, không đảm bảo các điều kiện cho vay an toàn, trong đó có việc nhằm mục đích che giấu, lấp liếm nợ xấu.

Cũng giống như việc cho vay một khoản vay hoàn toàn mới để sản xuất kinh doanh hay trả nợ, việc cho vay đảo nợ theo nghĩa thông thường nhất cũng chỉ là việc vay nợ mới để trả nợ cũ, vì vậy nó chưa nói lên rủi ro gì cụ thể.

Tuy nhiên, sẽ là rủi ro nếu cho vay đảo nợ không đúng quy định, không bảo đảm các điều kiện cho vay an toàn, trong đó có việc nhằm mục đích che giấu, lấp liếm nợ xấu. Khi đó, rủi ro cũng giống như với mọi khoản cho vay nói chung.

Tù mù quy định pháp lý

Trao đổi với PV Infonet, Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch CLB Pháp chế Ngân hàng, Chủ tịch Công ty Luật Basico – cho rằng, điều khó nhất hiện nay là cơ sở pháp lý để cho phép hay cấm việc đảo nợ đang rất tù mù. Ngay khái niệm thế nào được coi là đảo nợ cũng không có quy định rõ.

Chỉ biết rằng, việc cho vay đảo nợ đã từng bị cấm trong suốt nhiều năm.

Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 lần đầu tiên “bật đèn xanh” cho việc đảo nợ bằng quy định “Việc đảo nợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.

Điều này vẫn đang được quy định và có hiệu lực trong Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, chỉ khác một chút là không phải theo quy định của Chính phủ mà là theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, đã gần 20 năm nay, Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước chưa bao giờ có quy định về việc đảo nợ. Vì vậy, việc đảo nợ vẫn không có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, qua nhiều công văn hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, thì hiện nay có thể hiểu, chỉ cấm việc đảo nợ nhằm che giấu nợ xấu, mà không cấm đảo nợ nói chung. Nghị định hiện hành số 96/2014/NĐ-CP ngày 17-10-2014 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng” cũng đã không còn xử phạt hành vi đảo nợ,” Luật sư Trương Thanh Đức cho biết.

Mặt tích cực của việc đảo nợ là nợ của cả ngân hàng và doanh nghiệp vẫn được coi như nợ tốt. Thậm chí nợ xấu nhiều nhưng lại được đánh giá là xấu ít, nên vẫn được tiếp tục cho vay, vẫn được lãi suất thấp.

Mặt tiêu cực là nợ không xấu và doanh nghiệp hoạt động bình thường nhưng lại ẩn chứa nguy cơ lớn, mà thực chất đó là nợ xấu, là doanh nghiệp có rủi ro lớn. Tức là con bệnh rất nặng, nhưng lại vẫn cứ như là bệnh nhẹ, thậm chí cứ như là người hoàn toàn khoẻ mạnh.

Điều đó một mặt tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, trở lại hoạt động tốt, nhưng mặt khác nó cũng dễ tạo ra tâm lý chủ quan, dễ đánh lừa cả doanh nghiệp, cả ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý. Một khi con số bị che giấu, nợ xấu không đúng, sức khoẻ doanh nghiệp không đúng và tình hình cả nền kinh tế không đúng, nguy cơ rủi ro cho tất cả đương nhiên là lớn hơn.

Trên thực tế, một số doanh nghiệp lớn luôn đứng trước tin đồn nợ ngân hàng với số lượng cực “khủng”. Các doanh nghiệp “phải” có dự án mới hoặc mở rộng một lĩnh vực kinh doanh để làm cơ sở cho ngân hàng giải ngân. Từ đó dẫn đến không kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp, rủi ro nợ xấu cho ngân hàng.

Thực tế việc doanh nghiệp “càng lớn càng vay” nhìn chung là đương nhiên và hoàn toàn bình thường bởi doanh nghiệp càng lớn lại càng muốn và có khả năng đầu tư lớn. Đi đối với điều đó là số tiền vay thường cũng lớn tương ứng với quy mô đầu tư, phát triển dự án. Điều quan trọng nhất là khả năng an toàn vốn vay, trong đó có tỷ lệ vay vốn lớn hay nhỏ và khả năng trả nợ cao hay thấp, chứ không phải là nợ nhiều hay ít.

“Phao cứu sinh” nào cho DN?

Một khi doanh nghiệp không kiểm soát được khả năng an toàn vốn vay, bài học về nợ xấu năm 2008 của các ngân hàng Hoa Kỳ dường như lại ứng với một số trường hợp của doanh nghiệp Việt Nam. Tháng 11/2008, Tổng thống Hoa Kỳ George W.Bush đã phải đệ trình Hạ viện phê chuẩn gói cứu trợ 700 tỷ USD cho các ngân hàng và công ty tài chính nước này. Người dân Hoa Kỳ nổi giận với lý do các định chế tài chính đã kiếm bộn tiền khi thị trường thuận lợi, giờ lại dùng tiền thuế của người dân để sửa chữa cho những sai lầm của các ông lớn phố Wall. Nhưng lúc đó, sự công bằng đã bị bỏ qua một bên, Hạ viện Hoa Kỳ miễn cưỡng phê chuẩn lời thỉnh cầu của Tổng thống bởi các ngân hàng này lớn đến mức “không thể cho sụp đổ”.

Xét ở góc độ nào đó, việc nhà nước xem xét giải cứu một doanh nghiệp nào đó quả là có sự bất công, không bình đẳng khi chỉ cứu doanh nghiệp này mà không cứu doanh nghiệp khác. Cùng là bệnh trọng, nhưng bệnh nhân này thì được cứu sống vì được các bác sĩ tận tình cứu chữa, với thuốc hay, thầy giỏi, con bệnh khác thì phải chết hoặc tàn tật, vì chỉ được điều trị qua loa, toàn là giả dược.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là bề nổi, cần phải tìm hiểu rõ bản chất của sự việc mới có thể đánh giá được là có nên cứu, cần cứu và phải cứu hay không. Sự sống còn của một vài doanh nghiệp lớn, thậm chí là siêu lớn (chỉ đối với Việt Nam), nhiều khi tác động dây truyền và ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế.

Ngay quy định của pháp luật về hoạt động bình thường của doanh nghiệp cũng đã có sự phân biệt khác nhau giữa doanh nghiệp nhỏ và lớn. Chẳng hạn như doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhóm đối tượng được ưu đãi về lãi suất vay ngân hàng, được quỹ bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo lãnh vay vốn ngân hàng, hay được áp dụng lộ trình giảm thuế suất thu nhập doanh nghiệp xuống 20% trước doanh nghiệp lớn.

“Tuy nhiên, giải cứu doanh nghiệp lớn tức là ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của nền kinh tế thị trường, thậm chí làm méo mó môi trường kinh doanh. Tất nhiên, nếu điều gì đó rất không hợp lý với nền kinh tế thị trường đúng nghĩa thì rất có thể lại phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,” Luật sư Trương Thanh Đức nói.

Đối với một doanh nghiệp nào đó rơi vào khủng hoảng nợ và cần được giải cứu, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng có nhiều phương án có thể áp dụng như: giãn nợ bằng việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; đảo nợ; cho vay thêm vốn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; khoanh nợ (tạm dừng thu nợ và dừng tính lãi); xoá, miễn, giảm nợ gốc và lãi; bán nợ (cho VAMC hoặc các tổ chức khác),… Trong đó việc giãn nợ và đảo nợ là dễ được chấp nhận hơn cả.

Tuy nhiên, Luật sư Trương Thanh Đức cũng cho rằng phương án cứu tốt nhất là chính doanh nghiệp phải mạnh dạn chấp nhận tái cơ cấu, cắt bỏ, hy sinh bớt quy mô và lợi ích, chứ không thể giữ lại toàn bộ. Vì vậy, muốn nhanh chóng vượt qua khó khăn và dễ được ngân hàng chấp nhận giải cứu thì phải cắt giảm, tiết kiệm chi phí; bán bớt nợ xấu để làm trong sạch sổ sách; bán bớt tài sản (nhất là tài sản thế chấp) để trả nợ; bán bớt dự án không phải là hoạt động cốt lõi để tập trung năng lực khôi phục doanh nghiệp.

Nguồn: http://cafef.vn/