Cho thuê tài chính
Tầng 1, 2 Tòa nhà số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa , Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
7:30 - 17:30
Thứ 2-Thứ 6
  • Tiếng Việt
  • English
24 Th5 2016

Chính sách tiền tệ đang được nới lỏng?

NHNN đang đẩy mạnh cung tiền ra nền kinh tế, hay nói cách khác, chính sách tiền tệ của NHNN đang được nới lỏng mạnh mẽ trong năm nay, đặc biệt là so với năm 2015.

Tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại đang tăng tốc mạnh trong những tháng gần đây. Theo Tổng cục thống kê, nếu như đến 21/3, tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 1,54% so với cuối năm 2015 (cùng kỳ năm trước tăng 1,25%), thì đến 20/4, tăng trưởng tín dụng đã vọt lên mức gần gấp đôi, 2,99%, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư trình Chính phủ.

Trước thực tế này, một số người cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Nhưng cũng có người phản đối, cho rằng chưa có biểu hiệu nào chứng tỏ chính sách tiền tệ của NHNN đang được nới lỏng. Ví dụ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc vẫn giữ nguyên, không hề kéo xuống thấp trong vài năm nay; tái cấp vốn cũng có liều lượng, cung ứng vốn qua các công cụ của NHNN không có biểu hiện của việc nới lỏng chính sách.

Nhưng nhìn vào số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê về cung tiền M2, hay còn gọi là tổng phương tiện thanh toán, đến thời điểm 21/3/2016, M2 tăng 3,08% so với cuối năm 2015 (cùng kỳ năm trước tăng 2,09%). Một tháng sau, tính đến ngày 20/4, M2 đã tăng vọt lên 4,54% so với tháng 12/2015 (cùng kỳ năm 2015 là 2,57%), cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Như vậy, rõ ràng NHNN đang đẩy mạnh cung tiền ra nền kinh tế, hay nói cách khác, chính sách tiền tệ của NHNN đang được nới lỏng mạnh mẽ trong năm nay, đặc biệt là so với năm 2015.

Nhưng đến đây nẩy sinh ra một vấn đề, tại sao, theo như dư luận nhìn nhận từ thực tế nhiều ngân hàng đã tham gia cuộc đua tăng lãi suất huy động, mặt bằng lãi suất đang có xu hướng tăng lên, bất chấp thực tế là NHNN đã và đang nới lỏng mạnh chính sách tiền tệ, gia tăng cung tiền?

Trước tiên, nhìn vào bảng số liệu dưới đây của NHNN về diễn biến lãi suất huy động và cho vay trong 2 tháng qua so với cuối năm 2015, có thể thấy ngoại trừ lãi suất cho vay liên ngân hàng có biến động tương đối đáng kể (nhưng không theo chiều hướng tăng lên hay giảm đi rõ rệt), các lãi suất huy động và cho vay phổ biến của ngân hàng thương mại rất ổn định trong mấy tháng qua so với cuối năm 2015. Nếu giả sử những số liệu thống kê này của NHNN là chính xác và đáng tin cậy thì có thể khẳng định rằng chuyện lãi suất đang bị áp lực gia tăng nếu có xảy ra thì chỉ là mang tính cục bộ, ngắn hạn, chứ không thành xu hướng rõ rệt, có khả năng kéo dài.

Nhưng nếu đúng như vậy thì sẽ có người đặt vấn đề ngược lại là, nếu thực sự NHNN đang nới lỏng mạnh chính sách tiền tệ để gia tăng cung tiền thì tại sao lãi suất huy động và cho vay phổ biến của các ngân hàng thương mại lại không thể hiện xu hướng đi xuống như lẽ ra phải thế?

Lý do đơn giản cho vấn đề này là thực tế thì tăng trưởng tín dụng cũng đã tăng nhanh và mạnh. Như trên đã cho thấy, không chỉ tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 mà cả tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng đã gia tăng mạnh trong mấy tháng đầu năm nay so với cuối năm 2015. Nói các khác, gia tăng cung tiền đã và đang được thực hiện bám sát tốc độ và mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong những tháng qua và có lẽ là cả thời gian tới với mục đích ổn định và, tham vọng hơn, tiến tới giảm dần lãi suất cho vay trung dài hạn.

Cũng sẽ có người đặt câu hỏi, tại sao tăng trưởng cung tiền M2 có tốc độ gia tăng lớn hơn đáng kể so với tăng trưởng tín dụng mà mặt bằng lãi suất lại không có dấu hiệu suy giảm?

Có thể trả lời câu hỏi này từ thực tế là mặc dù các ngân hàng cũng đã và đang đạt được mức tăng trưởng huy động cao hơn tăng trưởng tín dụng cho vay (ví dụ, tính đến 21/3, tăng trưởng huy động đạt 2,26% so với cuối năm 2015, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ là 1,54%), nhưng các ngân hàng thương mại luôn phải giữ lại một phần vốn huy động để giải quyết các nhu cầu nội tại như cân đối nguồn vốn, dự phòng và giải quyết nợ xấu, dự phòng rủi ro, và cho các mục đích đầu tư, kinh doanh …

Như vậy, mặc dù chính sách tiền tệ đang được nới lỏng, nhưng lượng tiền cung ứng gia tăng này không đi hết vào nền kinh tế thông qua kênh tín dụng của ngân hàng thương mại mà được các ngân hàng huy động và giữ lại một phần để đáp ứng các nhu cầu nội tại, từ đó làm nảy sinh chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng cung tiền (cũng như tốc độ tăng trưởng huy động) và tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại.

Từ phân tích trên, điều có thể rút ra là để các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay thì một trong những điều kiện tiên quyết là NHNN phải tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh hơn nữa để gia tăng cung tiền nhằm hậu thuẫn cho các ngân hàng thương mại tăng cường huy động với lãi suất thấp hơn để cho vay cũng với lãi suất thấp hơn. Đương nhiên, rủi ro cho việc này là lạm phát sẽ gia tăng trở lại. Vì lạm phát mục tiêu năm nay đã được xác định ở mức 5% trong khi lạm phát thực tế 5 tháng đầu năm nay đã ở mức ước tính gần 2% nên dư địa để NHNN tăng mạnh hơn nữa cung tiền sẽ không còn nhiều, không thể mạo hiểm.

Do đó, có nhiều khả năng NHNN sẽ giữ nguyên tốc độ và nhịp gia tăng cung tiền như hiện tại cho đến hết năm để tiếp tục ổn định mặt bằng lãi suất (chứ không hy vọng là giảm đi), và đây cũng đã là một thành công khi họ phải “căng mình” giữa 2 mục tiêu mâu thuẫn là, một mặt, gia tăng cung tiền nhằm gia tăng tăng trưởng tín dụng để đạt tốc độ tăng trưởng GDP năm nay cao hơn năm 2015, mặt khác, phải kiềm chế lạm phát trong phạm vi mục tiêu 5%.

Nguồn http://cafef.vn/

24 Th5 2016

Dịch vụ cho thuê kho bãi của Sacombank-SBA

  • Với hệ thống kho bãi, nhà xưởng hàng trăm ngàn mét vuông, thuận lợi giao thông đường bộ lẫn đường thủy, nằm dọc Quốc lộ 1A, từ Trạm 2 (Tp. HCM) về đến Bến Lức (Long An) phù hợp cho việc sản xuất, gia công, chế biến, lưu trữ và phân phối các loại hàng hóa.
  • Đối tượng khách hàng : các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có nhu cầu thuê kho bãi để chứa hàng hóa, nhà xưởng để sản xuất.
  • Thanh toán : theo thỏa thuận.
  • Giá cho thuê theo hoặc theo tấn, theo giá thị trường đồng thời tùy thuộc loại hàng hóa cất giữ, diện tích, thời gian thuê, có quản lý hàng hóa hay không,… Chưa bao gồm chi phí bốc xếp, điện, nước…

Đặc điểm :

  • Kho sạch đẹp, nền khô ráo, hệ thống thông gió tốt.
  • Lối vào thuận tiện, chịu tải tốt; Bãi thoáng, rộng.
  • Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh: điện 3 pha, nước đầy đủ, hệ thống PCCC đạt tiêu chuẩn.
  • Đội ngũ bảo vệ kho/ thủ kho chuyên nghiệp.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH MTV Quản Lý Nợ & Khai Thác Tài Sản NHSG Thương Tín
Lầu 11, Tòa Nhà 266-268

Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P8, Q3, Tp.HCM.

Nghiệp vụ Nhân viên liên hệ Điện thoại Email
+ Kho bãi Mr Tuấn Anh 0939.333.696 anhnt-sba@sacombank.com
+ Kho bãi Mr Tưởng 0909.741.397 tuongvg-sba@sacombank.com
24 Th5 2016

Huy động vàng trong dân, nên chăng?

Hiệp hội Kinh doanh vàng VN vừa gửi kiến nghị thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia để góp phần huy động vàng hiệu quả. Các chuyên gia nói gì về kiến nghị này?

Theo lý giải của Hiệp hội Kinh doanh vàng VN thì thông qua Sở giao dịch vàng quốc gia, Nhà nước có thể phát hành chứng chỉ vàng hoặc trái phiếu vàng để huy động vàng trong dân.

Lưu động hóa số vàng trong dân

Trao đổi với TTO, ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN, cho biết hiệp hội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, nghiên cứu và nếu được chấp thuận về mặt chủ trương thì những vấn đề về kỹ thuật tiến hành sẽ tiếp tục được đề xuất, bàn bạc thêm.

“Việc thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia cũng chỉ nhằm mục đích lưu động hóa số vàng trong dân, hoàn toàn không vì mục đích buôn bán số lượng lớn vàng miếng, vàng cục… để vàng hóa hoặc làm mất giá trị thị trường” – ông Nguyễn Thành Long chia sẻ.

Trong kiến nghị, Hiệp hội Kinh doanh vàng VN cho biết Sở giao dịch vàng quốc gia cũng sẽ góp phần giảm bớt nhu cầu giao dịch vàng vật chất, giảm đáng kể lượng ngoại tệ để nhập khẩu vàng, loại bỏ những loại hình giao dịch vàng bất hợp pháp (sàn vàng chui), giảm thiểu tình trạng xuất, nhập lậu vàng qua biên giới, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế của các tổ chức, cá nhân giao dịch vàng; cơ quan chức năng có thể giám sát, quản lý được lượng giao dịch vàng để điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Đặc biệt, thông qua Sở giao dịch vàng, các doanh nghiệp có thể mua vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thay vì nhập khẩu, góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước…

Không nên mở rộng đối tượng tham gia

TS kinh tế Nguyễn Minh Phong đánh giá việc thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia là cần thiết nhưng phải tính đến các điều kiện, tác động cụ thể, đảm bảo việc vận hành thành công.

Những vấn đề cần lưu ý, theo TS Nguyễn Minh Phong là xu hướng, luật quốc tế và các công cụ chống rủi ro.

Mặt khác, ông Phong cho rằng không nên mở rộng việc tham gia cho tất cả các đối tượng.

“Chỉ nên cho những nhóm, đơn vị, ngân hàng được cấp phép, đủ năng lực, uy tín kinh doanh vàng (đặc biệt là vàng quốc tế) như Ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng lớn tham gia vào sàn giao dịch. Hình thức huy động cũng cần được nghiên cứu kỹ để đảm bảo sự an toàn cho nguồn vốn của người dân” – TS Nguyễn Minh Phong nói.

Về vấn đề giảm thiểu rủi ro, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng cần có những chính sách về bảo hiểm, bảo đảm, “nếu không có thể sẽ vét rỗng kho vàng của dân hoặc khi kinh doanh thua lỗ thì người dân phải chịu” – ông Phong lưu ý.

Một vấn đề khác là việc huy động vàng chỉ nên hướng tới một số nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm, cụ thể, không nên xem như một hoạt động mua bán theo kiểu đầu cơ vì sẽ làm lệch đi mục đích thành lập ban đầu.

Hãy tạo kênh đầu tư hiệu quả

Lý giải vì sao người dân lại mua và trữ một lượng vàng đến 500 tấn như con số mà Hiệp hội Kinh doanh vàng VN nêu ra trong bản kiến nghị, TS chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh kể ra hai lý do.

Thứ nhất, người dân do lắng lạm phát sẽ làm đồng tiền mất giá. Thứ hai, người dân chưa tìm ra kênh đầu tư nào hiệu quả, an toàn nên phải mua vàng và cất trữ, dù biết đó là “vàng chết” – tức là chỉ găm giữ tài sản ở đó, không phát sinh lợi do nhiều yếu tố trong nước lẫn quốc tế.

TS, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nói: “Vấn đề không phải là huy động vàng trong dân, vấn đề là làm sao để người dân không tập trung vào vàng. Huy động vàng trong dân có thể kéo theo những hệ lụy khác. Nếu chúng ta cứ trao cho vàng chức năng như một loại tiền tệ hay công cụ tài chính thì có thể sẽ lại quay về tình trạng vàng hóa nền kinh tế”.

Theo TS Vũ Đình Ánh, điều cần làm là tạo ra một môi trường đầu tư để thay vì mua vàng, người dân sẽ đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận, làm tài sản sinh sôi nảy nở thông qua các kênh đầu tư khác.

“Lựa chọn hình thức nào thì lựa chọn, mục tiêu quan trọng vẫn là làm sao để người dân có kênh đầu tư hiệu quả hơn việc tích trữ vàng. Từ đó, họ sẽ không tích trữ vàng mà sử dụng nguồn lực tiền tệ của mình cho các mục tiêu đầu tư, phát triển, sinh lợi kể cả trực tiếp hay gián tiếp” – TS Vũ Đình Ánh nói.

Với những mục tiêu đã nói, TS Vũ Đình Ánh cho rằng thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia là không cần thiết.

Nguồn: http://cafef.vn/

24 Th5 2016

Ngân hàng cho vay đảo nợ: Tù mù, rủi ro

Việc cho vay đảo nợ (cho vay nợ mới để trả nợ cũ) rất rủi ro nếu cho vay đảo nợ không đúng quy định, không đảm bảo các điều kiện cho vay an toàn, trong đó có việc nhằm mục đích che giấu, lấp liếm nợ xấu.

Cũng giống như việc cho vay một khoản vay hoàn toàn mới để sản xuất kinh doanh hay trả nợ, việc cho vay đảo nợ theo nghĩa thông thường nhất cũng chỉ là việc vay nợ mới để trả nợ cũ, vì vậy nó chưa nói lên rủi ro gì cụ thể.

Tuy nhiên, sẽ là rủi ro nếu cho vay đảo nợ không đúng quy định, không bảo đảm các điều kiện cho vay an toàn, trong đó có việc nhằm mục đích che giấu, lấp liếm nợ xấu. Khi đó, rủi ro cũng giống như với mọi khoản cho vay nói chung.

Tù mù quy định pháp lý

Trao đổi với PV Infonet, Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch CLB Pháp chế Ngân hàng, Chủ tịch Công ty Luật Basico – cho rằng, điều khó nhất hiện nay là cơ sở pháp lý để cho phép hay cấm việc đảo nợ đang rất tù mù. Ngay khái niệm thế nào được coi là đảo nợ cũng không có quy định rõ.

Chỉ biết rằng, việc cho vay đảo nợ đã từng bị cấm trong suốt nhiều năm.

Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 lần đầu tiên “bật đèn xanh” cho việc đảo nợ bằng quy định “Việc đảo nợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.

Điều này vẫn đang được quy định và có hiệu lực trong Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, chỉ khác một chút là không phải theo quy định của Chính phủ mà là theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, đã gần 20 năm nay, Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước chưa bao giờ có quy định về việc đảo nợ. Vì vậy, việc đảo nợ vẫn không có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, qua nhiều công văn hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, thì hiện nay có thể hiểu, chỉ cấm việc đảo nợ nhằm che giấu nợ xấu, mà không cấm đảo nợ nói chung. Nghị định hiện hành số 96/2014/NĐ-CP ngày 17-10-2014 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng” cũng đã không còn xử phạt hành vi đảo nợ,” Luật sư Trương Thanh Đức cho biết.

Mặt tích cực của việc đảo nợ là nợ của cả ngân hàng và doanh nghiệp vẫn được coi như nợ tốt. Thậm chí nợ xấu nhiều nhưng lại được đánh giá là xấu ít, nên vẫn được tiếp tục cho vay, vẫn được lãi suất thấp.

Mặt tiêu cực là nợ không xấu và doanh nghiệp hoạt động bình thường nhưng lại ẩn chứa nguy cơ lớn, mà thực chất đó là nợ xấu, là doanh nghiệp có rủi ro lớn. Tức là con bệnh rất nặng, nhưng lại vẫn cứ như là bệnh nhẹ, thậm chí cứ như là người hoàn toàn khoẻ mạnh.

Điều đó một mặt tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, trở lại hoạt động tốt, nhưng mặt khác nó cũng dễ tạo ra tâm lý chủ quan, dễ đánh lừa cả doanh nghiệp, cả ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý. Một khi con số bị che giấu, nợ xấu không đúng, sức khoẻ doanh nghiệp không đúng và tình hình cả nền kinh tế không đúng, nguy cơ rủi ro cho tất cả đương nhiên là lớn hơn.

Trên thực tế, một số doanh nghiệp lớn luôn đứng trước tin đồn nợ ngân hàng với số lượng cực “khủng”. Các doanh nghiệp “phải” có dự án mới hoặc mở rộng một lĩnh vực kinh doanh để làm cơ sở cho ngân hàng giải ngân. Từ đó dẫn đến không kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp, rủi ro nợ xấu cho ngân hàng.

Thực tế việc doanh nghiệp “càng lớn càng vay” nhìn chung là đương nhiên và hoàn toàn bình thường bởi doanh nghiệp càng lớn lại càng muốn và có khả năng đầu tư lớn. Đi đối với điều đó là số tiền vay thường cũng lớn tương ứng với quy mô đầu tư, phát triển dự án. Điều quan trọng nhất là khả năng an toàn vốn vay, trong đó có tỷ lệ vay vốn lớn hay nhỏ và khả năng trả nợ cao hay thấp, chứ không phải là nợ nhiều hay ít.

“Phao cứu sinh” nào cho DN?

Một khi doanh nghiệp không kiểm soát được khả năng an toàn vốn vay, bài học về nợ xấu năm 2008 của các ngân hàng Hoa Kỳ dường như lại ứng với một số trường hợp của doanh nghiệp Việt Nam. Tháng 11/2008, Tổng thống Hoa Kỳ George W.Bush đã phải đệ trình Hạ viện phê chuẩn gói cứu trợ 700 tỷ USD cho các ngân hàng và công ty tài chính nước này. Người dân Hoa Kỳ nổi giận với lý do các định chế tài chính đã kiếm bộn tiền khi thị trường thuận lợi, giờ lại dùng tiền thuế của người dân để sửa chữa cho những sai lầm của các ông lớn phố Wall. Nhưng lúc đó, sự công bằng đã bị bỏ qua một bên, Hạ viện Hoa Kỳ miễn cưỡng phê chuẩn lời thỉnh cầu của Tổng thống bởi các ngân hàng này lớn đến mức “không thể cho sụp đổ”.

Xét ở góc độ nào đó, việc nhà nước xem xét giải cứu một doanh nghiệp nào đó quả là có sự bất công, không bình đẳng khi chỉ cứu doanh nghiệp này mà không cứu doanh nghiệp khác. Cùng là bệnh trọng, nhưng bệnh nhân này thì được cứu sống vì được các bác sĩ tận tình cứu chữa, với thuốc hay, thầy giỏi, con bệnh khác thì phải chết hoặc tàn tật, vì chỉ được điều trị qua loa, toàn là giả dược.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là bề nổi, cần phải tìm hiểu rõ bản chất của sự việc mới có thể đánh giá được là có nên cứu, cần cứu và phải cứu hay không. Sự sống còn của một vài doanh nghiệp lớn, thậm chí là siêu lớn (chỉ đối với Việt Nam), nhiều khi tác động dây truyền và ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế.

Ngay quy định của pháp luật về hoạt động bình thường của doanh nghiệp cũng đã có sự phân biệt khác nhau giữa doanh nghiệp nhỏ và lớn. Chẳng hạn như doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhóm đối tượng được ưu đãi về lãi suất vay ngân hàng, được quỹ bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo lãnh vay vốn ngân hàng, hay được áp dụng lộ trình giảm thuế suất thu nhập doanh nghiệp xuống 20% trước doanh nghiệp lớn.

“Tuy nhiên, giải cứu doanh nghiệp lớn tức là ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của nền kinh tế thị trường, thậm chí làm méo mó môi trường kinh doanh. Tất nhiên, nếu điều gì đó rất không hợp lý với nền kinh tế thị trường đúng nghĩa thì rất có thể lại phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,” Luật sư Trương Thanh Đức nói.

Đối với một doanh nghiệp nào đó rơi vào khủng hoảng nợ và cần được giải cứu, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng có nhiều phương án có thể áp dụng như: giãn nợ bằng việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; đảo nợ; cho vay thêm vốn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; khoanh nợ (tạm dừng thu nợ và dừng tính lãi); xoá, miễn, giảm nợ gốc và lãi; bán nợ (cho VAMC hoặc các tổ chức khác),… Trong đó việc giãn nợ và đảo nợ là dễ được chấp nhận hơn cả.

Tuy nhiên, Luật sư Trương Thanh Đức cũng cho rằng phương án cứu tốt nhất là chính doanh nghiệp phải mạnh dạn chấp nhận tái cơ cấu, cắt bỏ, hy sinh bớt quy mô và lợi ích, chứ không thể giữ lại toàn bộ. Vì vậy, muốn nhanh chóng vượt qua khó khăn và dễ được ngân hàng chấp nhận giải cứu thì phải cắt giảm, tiết kiệm chi phí; bán bớt nợ xấu để làm trong sạch sổ sách; bán bớt tài sản (nhất là tài sản thế chấp) để trả nợ; bán bớt dự án không phải là hoạt động cốt lõi để tập trung năng lực khôi phục doanh nghiệp.

Nguồn: http://cafef.vn/